Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Thiền



Bạn cảm thấy khó khăn khi thức dậy vào buổi sáng? Bạn bắt đầu sợ hãi khi đối mặt với núi công việc hàng ngày? Nếu vậy thì đã đến lúc bạn phải làm điều gì đó cho bản thân. Hãy dừng tất cả lại và bắt đầu hít thở. Và trong lúc đó, hãy thực hiện phương pháp thiền, nó sẽ giúp ích cho bạn hơn rất nhiều.


Thiền và yoga: Thiền là một trong năm nguyên tắc cơ bản của yoga. Đó là một phương pháp giúp hình thành thói quen tập trung tư tưởng để duy trì ý chí và tinh thần. Thiền không chỉ giúp bạn giảm stress, tăng cường sự minh mẫn sảng khoái cho tinh thần, tập trung trí não mà còn khiến cơ thể bạn trẻ hơn.
Tại Planet yoga, thuộc Trung tâm thể dục California WOW, các đạo sư yoga sẽ truyền đạt tới bạn cách rèn luyện cho trí não, mang lại những thay đổi tích cực cho cuộc sống của bạn.
Tư thế thiền: Ngồi thiền thì tốt hơn là nằm thiền. Chúng ta thường nằm xuống để ngủ, do vậy nếu nằm thiền sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng buồn ngủ. Nếu bạn là người không dễ ngủ vào ban ngày, bạn có thể thiền trong tư thế nằm ngả trên sofa hoặc ghế bành lớn mà đầu và cổ được hỗ trợ. Tuy nhiên, ở các tư thế thiền truyền thống, lưng thường được giữ thẳng, gọi là tư thế "cân bằng". Bản thân thái độ đúng để thiền cũng được gọi là cân bằng, nghĩa là tỉnh táo trong khi vẫn giữ được thư giãn.
Thế thiền hoa sen – Padmasana: Tư thế thiền này (nếu bạn có thể thật sự thoải mái) là tư thế thiền hoàn hảo nhất. Bạn ngồi thật thẳng và bất động, thư giãn, thoải mái, tuy vậy vẫn cực kỳ tỉnh táo. Bạn ngồi trên sàn, chân đan chéo nhau, sau đó cầm bàn chân trái bằng cả hai tay và đưa nó lên thật cao trên đùi phải, đến chạm phần dưới của bụng. Tiếp đến bạn đưa bàn chân phải lên cùng vị trí nơi đùi trái. Đây là tư thế hoa sen toàn phần.
Tư thế bán hoa sen - Ardha Padmasana: Ở tư thế này, chỉ có chân trái đặt trên đùi phải. Thường thì đây là tư thế khởi động cho tư thế hoa sen toàn phần.
Thiền như thế nào? Có rất nhiều cách thiền nhưng nền tảng của nó dựa trên ba chân lý sau:
1. Để tập trung, bạn chỉ chú ý đến một thứ hoặc một việc gì đó: Việc chú ý đến có thể là cách thở, hoặc một từ mà bạn lặp đi lặp lại trong tâm trí hoặc nói ra mồm, hoặc cảm giác mà bạn cảm thấy trong cơ thể mình. Thường thì thiền liên quan đến những giác quan như khứu giác . Điều này làm bạn thật sự sống trong hiện tại nhiều hơn.
2. Khi bắt đầu phân tán, bạn hãy điều chỉnh suy nghĩ của mình trở lại thứ/việc mà bạn dùng làm điểm chú ý ban đầu: Làm cho đầu óc thật tĩnh lặng không phải là điều dễ dàng nên đừng tự khiển trách mình khi bạn bắt đầu suy nghĩ những việc khác nằm ngoài điểm chú ý. Quở trách mình chỉ khiến cho việc tập trung suy nghĩ khó khăn hơn. Bất cứ khi nào bạn thấy mình bắt đầu nghĩ sang chuyện khác, đừng chống cự lại mà hãy thừa nhận nó để suy nghĩ đó đi qua và trở về sự chú ý ban đầu của mình. Thiền không có nghĩa là phải che giấu hoặc ỉm đi những suy nghĩ của mình.
3. Trong khi thiền, làm ngơ tất cả những suy nghĩ và cảm giác không thích hợp: Thiền không mang chúng ta tới một thế giới hoặc một sự tồn tại khác, nên đừng mong đợi điều đó. Khi thiền, ta vẫn có thể nghe những người xung quanh ta, tuy vậy, đừng để chúng phân tán tư tưởng của bạn. Đừng để bất cứ điều gì mang ta khỏi trạng thái "hiện giờ".
Lời khuyên về dinh dưỡng: Để tập luyện yoga đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nguyên tắc cơ bản nhất của chế độ ăn uống khi tập luyện yoga là tăng cường hấp thu những loại thực phẩm như rau quả và trái cây, nhằm hướng đến mục đích là giúp người tập trở thành một người ăn chay thuần tuý. Sau đây là một vài lời khuyên nhằm giúp bạn thực hiện quá trình này dễ dàng hơn:
- Ăn nhiều thực phẩm màu xanh, hạn chế các loại thịt.
- Bạn rất thích một món ăn nào đó nhưng nó lại không tốt cho sức khoẻ thì cũng không nên ngừng ngay lập tức. Thay vào đó, hãy thiết lập một giới hạn nhất định cho bản thân trong việc ăn uống, chẳng hạn như chỉ ăn món chay ấy một lần/tuần. Và cứ gia tăng giới hạn ấy (tháng/lần, hai tháng/lần).
- Đảm bảo rằng cơ thể bạn vẫn hấp thu đầy đủ các loại thực phẩm giàu protein như các loại hạt, các loại đậu, tinh bột và bơ sữa.
- Ăn salad và các loại rau cải sống hằng ngày. Nếu thích ăn các món rau cải nấu chín, hãy chế biến nhanh để giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
- Hạn chế những loại thực phẩm muối hoặc nhiều dầu mỡ. Mặc dù khoai tây chiên cũng được chế biến từ rau củ nhưng nó thực sự không tốt cho người đang tập yoga. Tránh những loại thực phẩm đóng hộp với nhiều gia vị, các loại bánh ngọt, bánh mì trắng hoặc ngũ cốc đã qua chế biến.
- Ăn trái cây tươi hàng ngày
- Chắc chắn rằng các loại thực phẩm mà bạn hấp thụ đều có lợi ích nhất định đối với cơ thể.
- Hãy nấu một lượng thức ăn vừa đủ mỗi ngày. Đừng ăn quá nhiều vì điều này cũng không tốt cho cơ thể.
- Hãy thử chế biến nhiều món ăn mới lạ
- Đừng đặt mục tiêu quá lớn khiến bạn dễ nản. Hãy chọn một mục tiêu tương đối khả thi và thực hiện từng bước một. Hãy thử trong một vài tuần để cảm nhận sự khác biệt. 
Nguồn : Internet BonsaiMinhTan.Com. Đăng 26th May 2011 bởi Hoa Cảnh Minh Tân . Nhãn: Thiền và Cuộc Sống

Cười

Có một thứ ngôn ngữ không bị trở ngại bởi tuổi tác, sắc tộc, giới tính, địa vị và sang hèn. Đó là CƯỜI.
Hãy đến Yoga cười.

5 PHÚT TẬP YOGA CƯỜI ĐỂ YÊU ĐỜI HƠN - YouTube





 

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Thời gian

Ngày ấy...... 



và 




Bây giờ

Có ai biết quả này không?







Lợi ích sức khỏe bất ngờ từ chùm ruột.
Mặc dù không được nhiều người chú ý bởi không hấp dẫn vị giác, nhưng chùm ruột là trái cây có thể khống chế rất tốt một số bệnh thông thường như bệnh gan, phổi….
Theo các chuyên gia y tế, quả chùm ruột chứa 0,73 – 0,90% protide, 0,6 – 0,76% lipide, 5,89 – 7,29% glucide, lượng vitamin C đạt tới 40mg % và nhiều dưỡng chất khác có tác dụng rất tốt trong việc lọc máu, kích thích sự thèm ăn, trị viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa, viêm tiết niệu và tiêu chảy.
Không chỉ vậy, một số kết quả nghiên cứu gần đây đã chứng minh hiệu quả trị bệnh của chùm ruột như sau:
• Trị bệnh gan
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Chinese Integrative Medicine (Trung Quốc) cho biết, chất chống ôxy hóa dồi dào trong quả chùm ruột có tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh gan.
• Trị xơ nang phổi
Một công bố khác được xuất bản trong tạp chí Molecular Pharmacology (Mỹ) cho thấy, tinh chất từ nước ép chùm ruột cũng hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị bệnh xơ nang phổi.
• Điều trị chứng huyết áp cao
Không chỉ thế, một bài báo đăng trên tạp chí European Journal of Pharmacology (châu Âu) khẳng định, chiết xuất từ lá chùm ruột cũng có tác dụng hạ huyết áp rất mạnh.
• Chống viêm, giảm đau
Trong khi đó, kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine (châu Á) chỉ ra rằng, chiết xuất từ lá chùm ruột còn có khả năng chống viêm, giảm đau và chống ôxy hóa mạnh mẽ.
• Trị tiêu chảy
Ngoài ra, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature and Science cho rằng, các dưỡng chất trong lá chùm ruột cũng có thể ức chế và tiêu diệt vi khuẩn E.coli (gây tiêu chảy) và khuẩn tụ cầu rất tốt.
• Đẹp da
Trái chùm ruột chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa mạnh nên rất tốt cho làn da. Da bạn sẽ tươi sáng, mịn màng hơn khi uống 1 ly nước ép chùm ruột mỗi ngày.
Bạn có thể dùng chùm ruột dưới dạng nguyên trái, ngâm nước đường, ép lấy nước, làm mứt, giã nát lá chùm ruột uống. Với những công dụng đặc biệt này, bạn nên “kết” món ăn vặt giá rẻ lại rất bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe này.
Lưu ý: Tuy trái và lá chùm ruột rất tốt cho sức khỏe, còn vỏ và rể lại chứa nhiều độc tố, gây hại cho sức khỏe.