Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Cám ơn




Cứ tưởng mình vẫn trẻ

Hóa ra trẻ thật mà!!!

Đường dài đi chừng nửa (55/100)

Gân cốt còn dai nhân.



Mẩu cười tươi tóm tém

Răng cái sứt...cái mòn

Đồi mồi thêm mấy chấm

Má tóp cho cằm thon.



Mừng cái Xuân 55

Đông ơi, khoan bước vội!



   (Con cháu, bạn bè đều chúc: “Khỏe, vui, trẻ, đẹp” mà)



 Lên điỉnh Côn Sơn ....ta hát!

Bài văn 9 điểm

 Cùng chia sẻ về một bài văn của học sinh

Bài Văn điểm 9 khuyên Thúy Kiều làm thêm cứu cha

Tiền Phong - 22/04/2014 16:47 1 tin đăng lại
  • Với câu hỏi nếu được trở thành Thúy Kiều, em có chọn cách bán mình cho Mã Giám Sinh hay không, một nữ sinh lớp 10 đã cho rằng Kiều nên đi làm thêm để kiếm tiền cứu cha.
Đề kiểm tra Văn về tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du) của lớp 10A4, trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) đã khiến học sinh rất hào hứng khi được hóa thân vào nhân vật và bày tỏ quan điểm cá nhân.
Ngoài những câu hỏi kiến thức thông thường, người ra đề còn đặt học trò vào tình huống “Nếu ở trong hoàn cảnh của Thúy Kiều (cha và em bị bắt, bị đánh đập dã man trong cơn gia biến)” và đặt câu hỏi “Em có lựa chọn nào khác so với cách Kiều đã chọn (bán mình cứu cha, trao duyên cho em) không?”.
Không đồng tình với cách làm của nhân vật nữ chính, em Nguyễn Thị Hồng Yến đã đưa ra một giải pháp khác: “Nếu là Kiều, em sẽ không vội vàng lấy tiền của người khác để cứu cha ngay. Em sẽ cùng Thúy Vân và Vương Quan chia nhau làm việc kiếm thêm tiền hoặc lấy tài năng trời ban của mình áp dụng vào thực tế để kiếm tiền rồi dần dần cứu cha ra.
Tuy để cha chịu khổ trong một thời gian nhưng em nghĩa nỗi khổ thể xác của một người cha sẽ không đau lòng bằng nỗi đau tinh thần khi ra khỏi lao ngục không gặp lại con gái mà chính sự ra đi của người con mình để cứu mình thì cha sẽ đau lòng biết bao. Mọi chuyện sẽ không loạn lên, không có trao duyên, không có đau thương bi đát nếu như Kiều không bán thân và cầm tiền của Mã Giám Sinh”.
Bài làm của Nguyễn Thị Hồng Yến.
Câu trả lời của Yến đã được thầy Nguyễn Phi Hùng (giáo viên ra đề) nhận xét tốt và dành điểm 9 cho nữ sinh này.
Chia sẻ về đề thi này, thầy Hùng cho biết: “Với mong muốn học sinh cảm nhận gần gũi với một tác phẩm văn học ra đời cách đây hơn 200 năm, tôi chọn cách đặt những câu hỏi đời thường để các em tự do bày tỏ tư duy, suy nghĩ, quan điểm của bản thân”.
Nguyên văn bài làm của Nguyễn Thị Hồng Yến

Câu 1: Thúy Kiều họ gì?
Trả lời: Thúy Kiều họ Vương.
Câu 2: Vì sao Thúy Kiều phải trao duyên?
Trả lời: Vì gia đình gặp nạn, Thúy Kiều là chị cả trong gia đình nên phải đứng lên lo liệu, với số tiền của Mã Giám Sinh đưa cho Thúy Kiều cứu cha, mặc nhiên Thúy Kiều phải đi theo Mã Giám Sinh. Nhưng do đã có người yêu là Kim Trọng, quá nặng lòng với mối tình này, Thúy Kiều phải trao duyên cho em mình là Thúy Vân, nhờ cậy em nhận mối duyên này.
Câu 3: Cuộc trao duyên diễn ra như thế nào?
Trả lời: Cuộc trao duyên này diễn ra căng thẳng và thật bi thương. Thúy Kiều phải cúi lạy nhờ cậy em, đưa ra cái tình cái lý đúng đắn để thuyết phục em mình. Thúy Kiều trao lại hết các kỷ niệm tình yêu của mình với Kim Trọng cho Thúy Vân. Cả kỷ vật tình yêu là kim thoa và bức tờ mây. Lúc này Kiều chỉ còn hai bàn tay trắng và tưởng tượng mình đã chết.
Câu 4: Qua đoạn trích em thấy Kiều là người như thế nào?
Trả lời: Kiều là người con gái thông minh, sắc sảo, hi sinh mình vì gia đình, có những suy nghĩ uyên thâm, thâm thúy. Là người chịu nhiều tổn thương, đắng cay.
Câu 5: Chép hai câu thơ mà em nhớ nhất.
Trả lời: “Chiếc thoa với bức tờ mây/Duyên này thì giữ, vật này của chung”.
Câu 6: Nếu ở trong hoàn cảnh của Thúy Kiều (cha và em bị bắt, bị đánh đập dã man trong cơn gia biến), em có lựa chọn nào khác so với cách Kiều đã chọn (bán mình cứu cha, trao duyên cho em) không?
Trả lời: Nếu là Kiều em sẽ không vội vàng lấy tiền của người khác để cứu cha ngay. Em sẽ cùng Thúy Vân và Vương Quan chia nhau làm việc kiếm thêm tiền hoặc lấy tài năng trời ban của mình áp dụng vào thực tế để kiếm tiền rồi dần dần cứu cha ra. Tuy để cha chịu khổ trong một thời gian nhưng em nghĩ nỗi khổ thể xác của một người cha sẽ không đau lòng bằng nỗi đau tinh thần khi ra khỏi lao ngục không gặp lại con gái mà chính sự ra đi của người con mình để cứu mình thì cha sẽ đau lòng biết bao. Mọi chuyện sẽ không loạn lên, không có trao duyên, không có đau thương bi đát nếu như Kiều không bán thân và cầm tiền của Mã Giám Sinh.

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Thêm tuổi





Vậy rồi cũng đến năm lăm (55)
Vậy rồi cũng sắp tan tầm, hết ca
Mỏi mong hỉ xả, la cà
Thênh thang ngày tháng, hằng hà tự do
Xòe tay đếm tuổi trời cho
Biết ơn phước phận – Chuyến đò Bình An !


30/4- Những ký ức




"Ngày 5/12/1975

Bắt đầu cuộc hành trình về Nam. Từ Hà Nội mình đi xe ô tô của các chú bộ đội. Xe hỏng, đỗ lại ở Quảng Bình chờ xe của ba sau 1 đêm đi liên tục. Dọc đường, đoàn xe chở bộ đội ra Bắc vẫn đi liên tục, từng hàng dài.

Ngày 11/12/1975

Nghỉ lại Cửa Tùng 2 ngày. Cùng Trung đi bắt còng. Lần đầu biết thêm một loài hoa gọi là hoa ngũ sắc, 5 màu trên một bông hoa, mùi nó ngai ngái, thân hơi rặm.

Lại tiếp tục lên đường trong màn mưa mù mịt. Qua cầu Hiền Lương, đẹp quá! Cầu tuy ngắn nhưng rất đẹp. Nó sơn một màu biểu thị sự thống nhất của 2 miền Nam Bắc. Mình cứ thầm nhẩm câu thơ của Tố Hữu: “Sông Bến Hải bên bồi bên lở/ Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương”

Ngày 13/12/1975

Tới Nha Trang, thành phố biển. Nhưng biển thật là sợ. Từng đợt sóng cao, cao ơi là cao và to, cứ xoáy ào xuống ầm ầm, bụi nước mù mịt như khói ấy. Mình lại được uống nước dừa nạo, ngon thật."

.....
Vậy mà đã 39 năm. Ký ức của hành trình về quê vẫn rõ nét trong mình. Ấn tượng sâu đậm nhất là hình ảnh những đoàn quân nườm nượp trên đường ra Bắc. Cho đến tận tháng 12, nghĩa là sau ngày Giải phóng đã 6 tháng, vậy mà đoàn quân bộ đội ta về phép vẫn dài dằng dặc. Mình cứ liên tưởng đến đoàn quân tổng động viên cho chiến dịch Hồ Chi Minh đã vượt Trường Sơn như thế nào. Sự khác biệt không chỉ ở hướng đi, mà còn ở khí thế. “Quân đi rầm rập như là đất rung” với quyết tâm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Theo ba kể, ngày ấy, bộ đội ta đi bộ từ Quảng Bình, đi ngày đi đêm, lặng lẽ và khẩn trương. Đoàn quân chiến thắng lẫy lừng về thăm gia đình thì được ngồi xe ô tô, hát vang suốt dọc đường đi, ba lô căng phồng và đung đưa những con búp bê rực rỡ.
Những ngày 30/4 sau đó, dù gia đình có rất nhiều biến cố, nhưng cảm xúc của ngày về Nam năm 1975 vẫn làm nóng ran lồng ngực mình.


Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Tom của Dì Poly







Hôm nay sinh nhật Lê Huyên, đứa cháu đầu tiên của ông Thảo, bà Lan. Ngày ấy, tất cả mọi khó khăn của đất nước, những nghịch cảnh của gia đình hầu như được vơi đi tất cả nhờ thằng cháu này. Ông bà ngoại quên đi đau đớn của bệnh tật để giành hết yêu thương cho nó. Bao nhiêu thiếu thốn vất vả, bao nhiêu lo toan, buồn bã đều được bỏ hết bên ngoài bậu cửa để hòa tan trong tiếng nói cười bi bô của nó. 

 
 

Dì Hà đọc truyện Tomsoyer choLê Huyên nghe nên từ ấy nó được gọi là Tom, và dì Hà được nó và cả nhà gọi là Dì Poly. 32 năm đã qua, giờ Tom vẫn là đứa cháu bi bô, lẫm chẫm trong mắt ba mẹ và các dì. Và nó vẫn là đứa anh cả trong mấy đứa cháu của ông Thảo bà Lan, lũ trẻ vẫn nhất nhất một điều: anh Lê Huyên bảo thế!
 

Chúc mừng Sinh nhật Tom!
Chúc mừng sinh nhật anh lê Huyên!

Sặc ớt








Mỗi lần cắn miếng ớt, vị cay xộc lên, xuýt xoa và sảng khoái. Nhưng thật lạ, dạo này thì, vị cay làm sặc. Thế là hắt hơi. Thế là nào cơm, nào rau, nào nước và vị cay nồng… lên hết trên mũi nằm. Vừa nghẹn, vừa cay, vừa tức với chính mình.
Có lẽ tuổi tác làm cho các bộ phận của cơ thể trở nên quá mẫn cảm, hay là quá yếu ớt nhỉ? Bất kỳ có một một dị vật gì, dù rất nhỏ bé cũng làm cho cơ thể có những phản ứng dữ dội hơn. Mỗi lần sặc như vậy, cay thì ít mà xót thì nhiều. Nhớ Ba quá. Những ngày ấy, ba cũng ở độ tuổi này, 55-60. Vốn là dân ghiền ớt mà, không có chút ớt ăn không thấy ngon, vậy nên khi nấu nướng, nó quen cho ớt, rất cay nữa. Từ lâu, khẩu vị của cả nhà là vậy. Nhưng rồi, một hôm ba bảo: Cho ít ớt thôi, ba sặc đấy. Nó giảm dần ớt. Nhưng ba vẫn sặc, các lần sặc cứ dày lên, có lúc nó cũng nổi cáu với ba. Dần dần, vị ớt không còn khi nấu canh, chỉ có rất ít trong món cá kho để bớt tanh. Ba không bảo dằm ớt vào mắm lúc nào nó cũng không để ý, nhưng đôi khi nhớ lại chuyện ba sặc ớt ngày ấy, nó vẫn thắc mắc và cả ấm ức vì nghĩ mình bị mắng oan.
Giờ đây, mỗi lần cắn miếng ớt, nó khắc khoải nhớ cảnh ba bị sặc. Nó cũng bị sặc, cay xè nước mắt. Nhưng không phải tại ớt.

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Nước và Tim






Cơn đau Tim và NƯỚC !
 Khi bạn đứng, cơ thể giữ nước ở phần dưới của cơ thể, khiến chân bạn sưng lên. Khi bạn nằm xuống, cơ thể hạ xuống thấp hơn, do đó, thận thải nước dễ dàng hơn, độc tố cũng dễ dàng loại bỏ hơn.
 RẤT QUAN TRỌNG, xin hãy ghi nhớ:
- 2 ly nước sau khi thức dậy - giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng
- 1 ly nước 30 phút trước bữa ăn - giúp tiêu hóa
- 1 ly nước trước khi tắm - giúp giảm huyết áp
- 1 ly nước trước khi đi ngủ - tránh đột quỵ hoặc đau tim. 
Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy trước khi đi ngủ, uống một cốc nước có thể giúp phòng ngừa chứng tai biến mạch máu não.
Trong thực tế, những trường hợp tai biến mạch máu não thường xảy ra vào sáng sớm. Sau một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, máu trở nên đặc hơn, và đây là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.
 Trong một ngày, máu có lúc đặc lúc loãng, đồng thời có một quy luật nhất định. Buổi sáng, từ 4 giờ đến 8 giờ, là lúc máu đông đặc nhất, sau đó dần dần loãng ra, đến khoảng 12 giờ đêm là thời điểm loãng nhất, rồi dần dần đặc lại, và đến buổi sáng hôm sau lại lên đến đỉnh cao.
 Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
 LÀM SAO ĐỂ SỐNG QUA CƠN ĐAU TIM KHI BẠN Ở 1 MÌNH Người bệnh khi lên cơn đau tim thì tim họ sẽ đập loạn nhịp, yếu. Sau đó, họ cảm thấy choáng, uể oải.
 Khi bắt đầu cảm thấy như thế, thì chỉ còn 10 giây nữa họ sẽ ngất. Tuy nhiên người bệnh có thể tự giúp mình bằng cách ngay lập tức ho rất mạnh, rất dài và rất sâu (như khạc đờm từ sâu trong ngực). Đồng thời, trước và xen kẽ mỗi cơn ho người bệnh hít 1 hơi thật sâu.
 Người bệnh cần lặp lại hít thở sâu và cơn ho như trên mỗi 2s,
chỉ dừng lại cho đến khi cảm thấy tim đập trở lại bình thường và người có thể giúp đỡ đến.
 Hít thở sâu giúp cho oxy vào phổi nhiều hơn bình thường và mỗi cơn ho dài, mạnh, sâu giúp bóp mạnh quả tim làm cho máu lưu thông.
 1 bác sĩ tim mạch nói rằng, nếu mỗi người đọc được thông tin này
mà chia sẻ cho 10 người biết thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người.
Xin vui lòng chia sẻ! Nguồn Dr Azhar Sheikh

Hội chứng "giọt nước"


Không biết mọi người nghĩ thế nào về Hội chứng "Giọt nước" nhỉ???????????

Đến với 1 bài thơ






Bài thơ đạt giải hay nhất năm 2005 do 1 em bé Châu Phi viết:

Khi tôi sinh ra, tôi màu đen.
Khi tôi lớn lên, tôi màu đen.
Khi tôi đi dưới nắng, tôi màu đen.
Khi tôi sợ, tôi màu đen.
Khi tôi bệnh, tôi màu đen.
Và khi tôi chết, tôi vẫn màu đen.

Còn bạn, hỡi người da trắng.
Khi bạn sinh ra, bạn màu hồng.
Khi bạn lớn lên, bạn màu trắng.
Khi bạn đi dưới nắng, bạn màu đỏ.
Khi bạn lạnh, bạn màu xanh.
Khi bạn sợ, bạn màu vàng.
Khi bạn bệnh, bạn màu xanh (lá).
Và khi bạn chết đi, bạn màu xám.
Thế mà bạn gọi tôi là da màu ư !!?


!!!

Bốn mùa thay lá.....

                                    thay hoa.....

                                                                thay cả đời ta....!!!!!!!!!!!!

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Bia



                  10 lợi ích bất ngờ khi uống bia
Webphunu.netBởi Theo VTC News | Webphunu.net – 1 giờ 14 phút trước
1. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Bia là một loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe của tim. Theo một nghiên cứu của các bác sỹ người Ý chỉ ra rằng, những người uống bia hằng ngày có thể giảm tới 42% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống một hoặc hai cốc hằng ngày.




Bia mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe mà bạn không ngờ tới

2. Sáng tạo hơn
Uống bia không khiến bạn thông minh hơn nhưng nó làm tăng tính sáng tạo. Một nghiên cứu trên tạp chí Ý thức và Nhận thức đã thử nghiệm trên 40 đàn ông và đưa ra kết quả rằng những người uống bia có thể giải quyết vấn đề nhanh hơn so với lúc bình thường.

3. Ngăn chặn bệnh tiểu đường loại 2
Các nhà nghiên cứu Hà Lan đã phân tích sức khỏe của 38.000 người đàn ông và đưa ra kết luận rằng những người đàn ông bắt đầu uống bia đều đặn trong vòng 4 năm ít có khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2. 
Tuy nhiên liều lượng bia để bạn phòng tránh được căn bệnh này nên nằm trong khoảng 2 tới 3 cốc một ngày.


Những người uống bia có thể giải quyết vấn đề nhanh hơn so với lúc bình thường

4.   Tốt cho thận
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan, những người duy trì uống bia đều đặn có thể giảm tới 40% khả năng mắc bệnh sỏi thận
Nghiên cứu này cho hay, uống bia hằng ngày có thể giúp cho thận hoạt động tốt hơn, hơn nữa những thành phần có trong bia sẽ làm giảm sự giải phóng canxi từ xương, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sỏi thận.

5. Hồi sức nhanh chóng
Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha đã yêu cầu học sinh thực hiện các bài tập thể dục cho tới khi nhiệt độ cơ thể tăng lên 104 độ, sau đó để một nhóm uống nước, nhóm còn lại uống bia. 
Kết quả cho thấy những học sinh uống bia hồi phục sức khỏe nhanh hơn những người uống nước.



Bia giúp bạn hồi phục sức khỏe nhanh chóng

6. Thấy tự tin hơn 
Các nhà nghiên cứu người Anh đưa ra kết luận rằng những người uống bia càng nhiều, họ càng thấy mình hấp dẫn hơn. Một nghiên cứu khác của các bác sỹ tâm lý cũng cho kết quả tương tự.
Những người tham gia thử nghiệm sẽ được chia ra 2 nhóm, một nhóm uống bia và nhóm còn lại chỉ uống nước, cả hai đều chuẩn bị tinh thần đưa ra một bài thuyết trình trước đám đông. 
Khi được hỏi tự đánh giá về bản thân, đa số những người uống bia đều có suy nghĩ tích cực về bản thân như họ thấy mình đẹp trai hơn, sự thông minh và hài hước hơn, tự tin thuyết trình trước đám đông so với những người uống nước.


Người uống bia cảm thấy tự tin về bản thân hơn

7. Cái thiện tầm nhìn
Các nhà khoa học Canada nói rằng nếu bạn uống một cốc bia lớn mỗi ngày, sẽ giúp tăng cường hoạt động chống oxi hóa, ngăn chặn đục thủy tinh thể hình thành trong mắt. Tuy nhiên bia sẽ phản tác dụng nếu như bạn uống quá 3 cốc mỗi ngày.

8. Giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp
Huyết áp cao được xem là một căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn tới đột tử. Để giảm rủi ro mắc căn bênh này, bạn có thể duy trì uống bia hằng ngày. 
Các nhà nghiên cứu của đại học Harvard chỉ ra rằng những người uống bia đều đặn ít có khả năng phát triển căn bênh cao huyết áp hơn những người uống rượu hay cocktail.

 
Uống bia giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp

 9. Chống nhiễm trùng
Uống một đến hai cốc bia hằng ngày có thể tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể và chống nhiễm trùng. Theo một nghiên cứu của trường đại học Y tế và Khoa học, khi thực hiện một thử nghiệm tim phòng vắc xin chống bệnh đậu mùa trên khỉ. 
Sau khi tim phòng, một nhóm khỉ sẽ uống bia, số còn lại uống nước đường. Những con khỉ uống bia có phản ứng tích cực với vắc xin hơn nhưng con khỉ khác. Tuy nhiên đối với những con khỉ uống bia quá liều, chúng trở nên say xỉn và dường như không có một phản ứng nào với vắc xin.

10. Ngăn chặn gãy xương
Hai cốc bia hằng ngày có thể giúp xương của bạn chắc khỏe hơn. Những người đàn ông uống từ 1-2 cốc bia hằng ngày có thể tăng mật độ chắc khỏe của sương lên tới 4.5% so với những người không uống. 


Bia giúp xương của bạn chắc khỏe hơn

Tuy nhiên nếu uống quá liều lượng này, có thể khiến xương của bạn giảm độ chắc khỏe xuống 5.2%.   

Tết hàn thực



Tết Hàn Thực, cúng thế nào cho đúng?
Webphunu.netBởi Theo Kiến thức | Webphunu.net – 5 giờ trước 
Tết Hàn Thực ở Việt Nam khác gì ở Trung Quốc?
Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm. Người Việt Nam thường gọi ngày lễ đặc biệt này với cái tên thật dân giã là Tết bánh trôi, bánh chay. Theo âm Hán – Việt, “hàn” là lạnh, “thực” là ăn, vậy Tết Hàn Thực là tết ăn đồ nguội, lạnh.



Bánh trôi, bánh chay.
Được biết, Tết Hàn Thực xuất phát từ tích truyện đầy cảm động thời Xuân Thu Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Theo Đông Chu Liệt Quốc, Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, tức thái tử Trùng Nhĩ lúc đó vì gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo Trùng Nhĩ giúp đỡ mưu kế. 
Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi của mình nấu lên dâng thái tử. Trùng Nhĩ ăn xong hỏi ra mới biết, nên vô cùng cảm kích.. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. 
Không oán giận gì, Giới Tử Thôi nghĩ là nghĩa vụ của kẻ bề tôi nên lẳng lặng trở về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Về sau, vào một  ngày tháng ba, Tấn Văn Công nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con đều chết cháy. 
Nhà vua thương xót, lập miếu thờ Tử Thôi trên núi và đổi tên núi này là Giới Sơn, rồi hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 âm lịch), chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng nhớ. Tên gọi Tết Hàn Thực ra đời cũng vì lẽ ấy… Hằng năm, người Trung Quốc tổ chức ngày lễ này nhằm tưởng nhớ vị hiền sĩ Giới Tử Thôi.
Tại Việt Nam, Tết Hàn Thực cũng diễn ra vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, nhưng mục đích của ngày lễ này không phải để tưởng nhớ Giới Tử Thôi và cũng không kiêng đốt lửa. 


Trong Tết Hàn Thực, nhà nhà làm bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng. Thay vì tên gọi chính thức, 3/3 âm lịch thường được người Việt gọi dân giã là Tết bánh trôi – bánh chay. Ngày Tết này hiện vẫn duy trì phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh xung quanh Hà Nội. 
Ngoài ra, chiếc bánh trôi làm từ bột gạo nếp thơm ngon còn được dâng cúng trong lễ Hai Bà Trưng ngày 6/3 tại làng Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Tây), ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 và hội Phủ Giầy tháng 3 lễ Mẫu. 
Do đó, Tết Hàn Thực của Việt Nam mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc và có những nét khác biệt cơ bản với ngày lễ này tại Trung Quốc. Nhiều sự tích cũng cho rằng, nguồn gốc của bánh trôi, bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ. 
Tết Hàn Thực, khấn thế nào cho đúng? 
Hằng năm, cứ tới 3/3 âm lịch, nhà nhà lại chuẩn bị mâm lễ để cúng Tết Hàn Thực. Lễ cúng gồm: Hương, hoa, trầu cau và 5 (hoặc 3 bát) bánh trôi, 5 (hoặc 3 bát) bánh chay dâng lên bàn thờ.


Theo sách Văn khấn nôm truyền thống của NXB Thanh Hóa, khi cúng tổ tiên trong ngày Tết Hàn Thực (3/3 âm lịch), chúng ta phải khấn thần ngoại trước, thần nội sau theo nghi thức dưới đây:
Na mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy: - Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần. 
- Ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. 
- Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ). 
Hôm nay là ngày… 
Gặp tiết Hàn Thực, tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án. 
Chúng con kính mời: 
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương. 
Ngài Bản xứ thần linh Thổ địa. 
Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. 
Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. 
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại trong họ, cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giáng tâm thành thụ hưởng lễ vật. 
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng. 
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. 
Cẩn cáo