Cùng chia sẻ về một bài văn của học sinh
Đề kiểm tra Văn về tác phẩm
Truyện Kiều (Nguyễn Du) của lớp 10A4, trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) đã
khiến học sinh rất hào hứng khi được hóa thân vào nhân vật và bày tỏ
quan điểm cá nhân.
Ngoài những câu hỏi kiến thức thông thường, người ra đề còn đặt học trò vào tình huống “Nếu ở trong hoàn cảnh của Thúy Kiều (cha và em bị bắt, bị đánh đập dã man trong cơn gia biến)” và đặt câu hỏi “Em có lựa chọn nào khác so với cách Kiều đã chọn (bán mình cứu cha, trao duyên cho em) không?”.
Không đồng tình với cách làm của nhân vật nữ chính, em Nguyễn Thị Hồng Yến đã đưa ra một giải pháp khác: “Nếu là Kiều, em sẽ không vội vàng lấy tiền của người khác để cứu cha ngay. Em sẽ cùng Thúy Vân và Vương Quan chia nhau làm việc kiếm thêm tiền hoặc lấy tài năng trời ban của mình áp dụng vào thực tế để kiếm tiền rồi dần dần cứu cha ra.
Tuy để cha chịu khổ trong một thời gian nhưng em nghĩa nỗi khổ thể xác của một người cha sẽ không đau lòng bằng nỗi đau tinh thần khi ra khỏi lao ngục không gặp lại con gái mà chính sự ra đi của người con mình để cứu mình thì cha sẽ đau lòng biết bao. Mọi chuyện sẽ không loạn lên, không có trao duyên, không có đau thương bi đát nếu như Kiều không bán thân và cầm tiền của Mã Giám Sinh”.
Chia sẻ về đề thi này, thầy Hùng cho biết: “Với mong muốn học sinh cảm nhận gần gũi với một tác phẩm văn học ra đời cách đây hơn 200 năm, tôi chọn cách đặt những câu hỏi đời thường để các em tự do bày tỏ tư duy, suy nghĩ, quan điểm của bản thân”.
Bài Văn điểm 9 khuyên Thúy Kiều làm thêm cứu cha
Ngoài những câu hỏi kiến thức thông thường, người ra đề còn đặt học trò vào tình huống “Nếu ở trong hoàn cảnh của Thúy Kiều (cha và em bị bắt, bị đánh đập dã man trong cơn gia biến)” và đặt câu hỏi “Em có lựa chọn nào khác so với cách Kiều đã chọn (bán mình cứu cha, trao duyên cho em) không?”.
Không đồng tình với cách làm của nhân vật nữ chính, em Nguyễn Thị Hồng Yến đã đưa ra một giải pháp khác: “Nếu là Kiều, em sẽ không vội vàng lấy tiền của người khác để cứu cha ngay. Em sẽ cùng Thúy Vân và Vương Quan chia nhau làm việc kiếm thêm tiền hoặc lấy tài năng trời ban của mình áp dụng vào thực tế để kiếm tiền rồi dần dần cứu cha ra.
Tuy để cha chịu khổ trong một thời gian nhưng em nghĩa nỗi khổ thể xác của một người cha sẽ không đau lòng bằng nỗi đau tinh thần khi ra khỏi lao ngục không gặp lại con gái mà chính sự ra đi của người con mình để cứu mình thì cha sẽ đau lòng biết bao. Mọi chuyện sẽ không loạn lên, không có trao duyên, không có đau thương bi đát nếu như Kiều không bán thân và cầm tiền của Mã Giám Sinh”.
Bài làm của Nguyễn Thị Hồng Yến.
Câu trả lời của Yến đã được thầy Nguyễn Phi Hùng (giáo viên ra đề) nhận xét tốt và dành điểm 9 cho nữ sinh này. Chia sẻ về đề thi này, thầy Hùng cho biết: “Với mong muốn học sinh cảm nhận gần gũi với một tác phẩm văn học ra đời cách đây hơn 200 năm, tôi chọn cách đặt những câu hỏi đời thường để các em tự do bày tỏ tư duy, suy nghĩ, quan điểm của bản thân”.
Nguyên văn bài làm của Nguyễn Thị Hồng Yến
Câu 1: Thúy Kiều họ gì?
Trả lời: Thúy Kiều họ Vương.
Câu 2: Vì sao Thúy Kiều phải trao duyên?
Trả lời: Vì gia đình gặp nạn, Thúy Kiều là chị cả trong gia đình nên phải đứng lên lo liệu, với số tiền của Mã Giám Sinh đưa cho Thúy Kiều cứu cha, mặc nhiên Thúy Kiều phải đi theo Mã Giám Sinh. Nhưng do đã có người yêu là Kim Trọng, quá nặng lòng với mối tình này, Thúy Kiều phải trao duyên cho em mình là Thúy Vân, nhờ cậy em nhận mối duyên này.
Câu 3: Cuộc trao duyên diễn ra như thế nào?
Trả lời: Cuộc trao duyên này diễn ra căng thẳng và thật bi thương. Thúy Kiều phải cúi lạy nhờ cậy em, đưa ra cái tình cái lý đúng đắn để thuyết phục em mình. Thúy Kiều trao lại hết các kỷ niệm tình yêu của mình với Kim Trọng cho Thúy Vân. Cả kỷ vật tình yêu là kim thoa và bức tờ mây. Lúc này Kiều chỉ còn hai bàn tay trắng và tưởng tượng mình đã chết.
Câu 4: Qua đoạn trích em thấy Kiều là người như thế nào?
Trả lời: Kiều là người con gái thông minh, sắc sảo, hi sinh mình vì gia đình, có những suy nghĩ uyên thâm, thâm thúy. Là người chịu nhiều tổn thương, đắng cay.
Câu 5: Chép hai câu thơ mà em nhớ nhất.
Trả lời: “Chiếc thoa với bức tờ mây/Duyên này thì giữ, vật này của chung”.
Câu 6: Nếu ở trong hoàn cảnh của Thúy Kiều (cha và em bị bắt, bị đánh đập dã man trong cơn gia biến), em có lựa chọn nào khác so với cách Kiều đã chọn (bán mình cứu cha, trao duyên cho em) không?
Trả lời: Nếu là Kiều em sẽ không vội vàng lấy tiền của người khác để cứu cha ngay. Em sẽ cùng Thúy Vân và Vương Quan chia nhau làm việc kiếm thêm tiền hoặc lấy tài năng trời ban của mình áp dụng vào thực tế để kiếm tiền rồi dần dần cứu cha ra. Tuy để cha chịu khổ trong một thời gian nhưng em nghĩ nỗi khổ thể xác của một người cha sẽ không đau lòng bằng nỗi đau tinh thần khi ra khỏi lao ngục không gặp lại con gái mà chính sự ra đi của người con mình để cứu mình thì cha sẽ đau lòng biết bao. Mọi chuyện sẽ không loạn lên, không có trao duyên, không có đau thương bi đát nếu như Kiều không bán thân và cầm tiền của Mã Giám Sinh.
Trả lời: Thúy Kiều họ Vương.
Câu 2: Vì sao Thúy Kiều phải trao duyên?
Trả lời: Vì gia đình gặp nạn, Thúy Kiều là chị cả trong gia đình nên phải đứng lên lo liệu, với số tiền của Mã Giám Sinh đưa cho Thúy Kiều cứu cha, mặc nhiên Thúy Kiều phải đi theo Mã Giám Sinh. Nhưng do đã có người yêu là Kim Trọng, quá nặng lòng với mối tình này, Thúy Kiều phải trao duyên cho em mình là Thúy Vân, nhờ cậy em nhận mối duyên này.
Câu 3: Cuộc trao duyên diễn ra như thế nào?
Trả lời: Cuộc trao duyên này diễn ra căng thẳng và thật bi thương. Thúy Kiều phải cúi lạy nhờ cậy em, đưa ra cái tình cái lý đúng đắn để thuyết phục em mình. Thúy Kiều trao lại hết các kỷ niệm tình yêu của mình với Kim Trọng cho Thúy Vân. Cả kỷ vật tình yêu là kim thoa và bức tờ mây. Lúc này Kiều chỉ còn hai bàn tay trắng và tưởng tượng mình đã chết.
Câu 4: Qua đoạn trích em thấy Kiều là người như thế nào?
Trả lời: Kiều là người con gái thông minh, sắc sảo, hi sinh mình vì gia đình, có những suy nghĩ uyên thâm, thâm thúy. Là người chịu nhiều tổn thương, đắng cay.
Câu 5: Chép hai câu thơ mà em nhớ nhất.
Trả lời: “Chiếc thoa với bức tờ mây/Duyên này thì giữ, vật này của chung”.
Câu 6: Nếu ở trong hoàn cảnh của Thúy Kiều (cha và em bị bắt, bị đánh đập dã man trong cơn gia biến), em có lựa chọn nào khác so với cách Kiều đã chọn (bán mình cứu cha, trao duyên cho em) không?
Trả lời: Nếu là Kiều em sẽ không vội vàng lấy tiền của người khác để cứu cha ngay. Em sẽ cùng Thúy Vân và Vương Quan chia nhau làm việc kiếm thêm tiền hoặc lấy tài năng trời ban của mình áp dụng vào thực tế để kiếm tiền rồi dần dần cứu cha ra. Tuy để cha chịu khổ trong một thời gian nhưng em nghĩ nỗi khổ thể xác của một người cha sẽ không đau lòng bằng nỗi đau tinh thần khi ra khỏi lao ngục không gặp lại con gái mà chính sự ra đi của người con mình để cứu mình thì cha sẽ đau lòng biết bao. Mọi chuyện sẽ không loạn lên, không có trao duyên, không có đau thương bi đát nếu như Kiều không bán thân và cầm tiền của Mã Giám Sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét