Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Phố cổ Hội An









Hội An thật ấn tượng với nét cổ xưa của những căn nhà thấp mái, nhỏ nhắn nhưng đằm thắm.
Đêm xuống, Phố Cổ càng huyền ảo với rực rỡ đèn lồng.
Tản bộ giữa những con phố cổ, lòng thấy thật yên bình! 

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Trời xanh




Nắng kinh người cái nắng tháng 6 này!
Nhìn lên trời, ngoài cái ngẩn ngơ trước màu xanh thao thiết ấy, tận đáy sâu trong lòng, vẫn không sao xóa được cái cảm giác âm thầm, dai dẳng! Đó là cảm giác của những buổi sáng mùa hè khi còn chiến tranh. Cứ những lúc trời cao như vô tận, ngăn ngắt không một làn mây, không gian im lặng đến nghẹn thở là thể nào cũng là có kẻng báo động! Rồi tiếng gào rú của máy bay. Xa xa phía Hải Dương, Hà Nội là tiếng bom!
Bao lâu rồi mà không sao xóa được cái cảm giác ấy nhỉ! 

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Phượng thắm sân trường!

Lại một mùa phượng nữa!
Một góc sân trường, một góc phượng,
một góc xanh tha thiết đến thế!





Sen và trà

Tháng 6 rồi.
Hồ Tây vào mùa sen!
Và cũng là mùa ướp trà sen!






Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Già tom!





Xiếu mai sao nỡ "chịu già tom!
Mũi Kê Gà (4/2016)

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Một lần đến Cà Mau!

Xác nhận chủ quyền!



 Đước,



Và mênh mông trời biển!







Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Bánh pía







Bánh Pía thực chất có nguồn gốc từ bánh trung thu của người Triều Châu, những chiếc bánh Pía nguyên thủy chỉ có nhân thịt heo và đậu xanh, vỏ ngoài làm bằng bột mì có nhiều lớp da mỏng bao lấy phần nhân nên còn được gọi là bánh lột da. Nét độc đáo của bánh Pía chính là cán các lớp vỏ thật mỏng rồi xếp hết lớp nọ đến lớp kia, bao bọc phần nhân có trộn mỡ. Từ Pía có gốc từ tiếng Triều Châu “pi-é”, âm Hán Việt có nghĩa là bánh. 
Bánh do một số người Minh Hương di cư sang Việt Nam từ thế kỷ 17 mang theo. Trước đây, việc làm bánh Pía hoàn toàn mang tính thủ công và phục vụ cho nhu cầu của từng gia đình. Các lò bánh pía tập trung nhiều ở xã Phú Tâm, huyện Châu Thành.
 Hiện nay, do nhu cầu và tính đa dạng của các chất liệu nên nhân bánh rất phong phú: nhân đậu xanh, sầu riêng, khoai tím, trứng muối,… bước vào tiệm bánh, du khách không khỏi hoa mắt trước các sập hàng với đủ màu sắc!

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Nghệ thuật sắp đặt!

Những đặc sản của vùng Núi Sam, Châu Đốc!
Nhờ nghệ thuật sắp đặt mà các món hàng dân dã trở nên rất bắt mắt!

Các loại khô mắm theo cách làm của người Kh'me.

 Quả mây Thái.
 Quả thốt nốt



Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Tháng 6!






Những ngày này, nó thực sự được sống lại những ngày đầu hè khi còn ở Nông trường, Chí Linh. Nghỉ hè! Điều sung sướng là được lao lên đồi hái sim, hái mái, mê tơi đi trong cái ngai ngái của cỏ may! Và say sưa nhất vẫn là được thoải mái đọc truyện. Hồi ấy, có được  một quyển truyện thì thôi đấy, 3 đứa đánh nhau để đọc. Nó đương nhiên là đứa bị đọc cuối cùng, trừ khi được chị Hai thương tình nhường cho vài lần. Chị Cả luôn là người đọc trước tiên, và còn kéo theo một loạt hệ lụy mà nó và chị Hai phải giải quyết: ăn xong phải rửa bát dù đó là phiên của chị Cả, phải đi chợ, phải tưới rau, thậm chí phải đi vệ sinh sau, vì chị Cả trốn má chui vào đó đọc truyện. Mỗi lần má đi Hải Dương hay Hà Nội, thể nào má cũng mua một vài cuốn truyện. Chị em nhà nó là may mắn nhất bọn trẻ con Nông trường hồi ấy. Quyển “Chú mèo khôn ngoan” còn giữ được đến tận bây giờ đấy! Gần 60 năm rồi!
Sau này, nó cũng bắt chước má, hay mua truyện cho 2 đứa nhỏ. Giờ nhẩn nha lấy ra đọc lại, vẫn say sưa, háo hức như ngày nào, những ngày hè của tuổi thơ!

Người ta nói, đời người có 2 lần là con trẻ mà!