Cũng chỉ là cỏ thôi mà!
Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016
Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016
Hải đăng Kê Gà hay còn gọi là Mắt biển Kê Gà!
Hải đăng Kê Gà ở mũi Kê Gà, thuộc xã Tân
Thành, huyện Hàm Thuận Nam (trước thuộc huyện Hàm
Tân), tỉnh Bình
Thuận. Đây là một ngọn
tháp cao thắp đèn làm hiệu cho tàu thuyền đi lại trong khu vực được an toàn. Ngọn
Hải đăng Kê Gà đã được trung tâm sách kỷ
lục Việt Nam xác nhận là ngọn
hải đăng cao nhất và cổ xưa nhất Việt
Nam và Đông Dương. Sở dĩ có tên gọi Kê Gà hay còn gọi là Khe
Gà vì mũi đất có khe giống đầu mỏ của một con gà. Và cũng có giả thiết khác:
Đây là một phần đất tách rời từ núi Cẩm Kê mà trong sách Đại Nam nhất thống chí ghi là Kê Dữ (tức
"Đảo Gà"), là vì nơi đây có đàn gà rừng với màu lông sặc sỡ sống bên
khe suối có dòng nước ngọt chảy ra biển.
Trong lịch
sử hàng hải ở khu vực này, Mũi Kê Gà được coi là một
vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan Rang đi Vũng
Tàu.
Các thông
số kỹ thuật của Ngọn Hải Đăng theo nguồn Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở):
Thiết kế: Chnavat (người Pháp)
Thời gian xây dựng: tháng 2 năm 1897 - cuối năm 1898 và bắt đầu
hoạt động vào năm 1900. Ngọn đèn được xây bằng đá và
có chiều cao: 35m, chiều cao toàn bộ tính từ tầm ngọn đèn đến mặt biển: 65m.
Bóng đèn: 2.000W
Bán kính quét sáng trên biển:
22 hải lý, tương đương 40 km, dùng làm tín hiệu hướng
dẫn tàu bè qua lại.
Đến Bình Thuận, ngoài những địa điểm du lịch nổi tiếng như Phan
Thiết, Mũi Né, Mũi Kê Gà và Ngọn hải đăng cổ là một nơi thu hút du khách.
Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016
Phù Dung cổ tự
Chùa Phù Dung hiện nay tọa lạc tại chân núi Bình San, phường Bình
San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Địa điểm hành hương và du lịch này hấp
dẫn du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, hài hòa với thiên nhiên mà còn bởi những câu
chuyện bí ẩn về lai lịch ngôi chùa.
Theo sách Nghiên cứu Hà Tiên, người Xiêm gọi núi là
"Pù"; những người Xiêm, Khmer, Chăm, Lào đều gọi người Việt
là "Youn". Như vậy, Pù
Youn, mà sau này đọc biến âm thành
Phù Dung, có nghĩa là "vùng núi của người Việt". Ở bán đảo Hà Tiên,
có rất nhiều đồi núi lớn nhỏ, mang tên chung là Phù Dung Vạn Sơn, mãi đến thời Đô đốc Mạc Thiên Tích, các ngọn núi mới có tên riêng bằng từ Hán - Việt, như: Bình San, Tô
Châu, Thạch Động... Và cái tên Phù
Dung (Pù Youn) mà khi xưa dùng để chỉ tất cả các núi non vừa nói trên, sau được
dùng để chỉ dãy núi nằm sát Trấn lỵ. Vì cả trước và sau ở Hà Tiên có hai chùa đều
mang tên Phù Dung, và ngôi thờ nào tính đến nay cũng đều là cổ tự nên để dễ
phân biệt, chùa có trước là "Phù Dung (cũ)" và chùa có sau là Phù
Dung (mới). Chùa Phù Dung cũ ở tại hướng Tây Nam núi Phù Dung, còn chùa Phù Dung mới tại phía bắc núi Bình
San, cách chùa xưa trên 500m.
Trải qua bao biến đổi, giờ đây
trên nền đất cao ráo nơi chân núi Bình san, là một tự viện khá khang trang gồm
một phần sân và hai phần thờ cách biệt.Từ
ngoài nhìn vào, phía bên trái tự
viện có một lối đi nhỏ men theo triền núi. Đi khoảng 20m, sẽ gặp một ngôi mộ cổ. Đó là Lăng bà Phù Dung-Từ Thành Thục Nhơn-Nguyễn Thị Xuân
(1720-1761)- Viên tịch rằm tháng 2 Âl- Hiệu Phù Cừ.
Chùa
Phù Dung gắn liền với sự tích của người nằm trong ngôi mộ
cổ trên. Có rất nhiều
chuyện kể về sự tích này tuy nhiên cốt chuyện
cơ bản không khác biệt. Theo lời
kể của Thi sĩ Đông Hồ:
Cảnh am tự này, ngôi mộ cổ này, ao sen này có một sự tích khá
lâm ly…
Truyền rằng: Mạc Lịnh Công (Mạc Thiên Tứ) có một bà thứ cơ tên là bà Dì Tự. Thứ cơ sắc đẹp lắm và hay chữ
lắm.
Mạc Lịnh Công, vì mê sắc đẹp, yêu tài thơ, đã từ chỗ sủng ái mà
ra thiên ái. Hóa cho nên, khiến bà chính thất Nguyễn phu nhân ghen giận, lập
mưu hãm hại bà thứ cơ.
Một hôm, nhân Mạc Lịnh Công đi duyệt binh vắng, ở nhà, Nguyễn
phu nhân đem nhốt thứ cơ vào lòng một cái chậu úp, cho ngột mà chết. Nhưng thừa
ưa, vừa lúc đó, trời bỗng đổ trận mưa to. Mạc Công cũng vừa về đến, thấy trời
đang mưa, mà lạ, sao chậu to không ngửa lên hứng nước mà lại để úp. Công bèn
truyền lịnh giở chậu ra, thì nàng ái cơ đang thi thóp sắp đứt hơi, nhưng may
mắn thay, hãy còn cứu kịp.
Nàng thứ cơ thoát
chết, trở nên chán chường sự thế, xin Mạc Công cho nàng đi tu. Trước sự tình éo
le đó, Mạc Công không biết làm sao khác, cũng đành chiều ý, cất một ngôi am tự
cho thứ cơ tu hành.
Bên am tự, cho đào ao,
trồng hoa sen trắng, để kỷ niệm mối tình xưa. Cho đến khi thứ cơ mất, Công cho
xây ngôi mộ kiên cố đẹp đẽ để tỏ lòng tưởng nhớ yêu thương người giai nhân đã
vì Công mà oan khổ...
Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016
Bầu!
Sau một năm làm Giám đốc Trung tâm đẻ thuê, thành quả cũng tạm đủ dùng. Vừa bàn giao đứa thứ tư của dợt 3!
Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016
Về Cao Lãnh, thăm mộ Cụ Nguyễn Sinh Sắc.
Mộ của
Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là phần quan trọng
nhất của Khu di tích tọa lạc
số 123/1, đường Phạm Hữu Lầu, thuộc phường 4, thành
phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đây là nơi an nghỉ của Phó
bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862–1929), là một nhà nho yêu nước, và là thân
sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Di tích được xếp hạng cấp Quốc gia ngày 9
tháng 4 năm1992.
Toàn
khu lăng mộ được ốp bằng đá hoa cương. Ngôi mộ hình chữ nhật màu xám tro, yên vị trên nền bằng đá mài trắng,
hình lục giác không đều mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Vòm mộ hướng về
phía Đông, là một cánh hoa sen cách điệu, có dáng dấp hình bàn tay xòe úp xuống,
trên là 9 con rồng cách tân đậm nét dân
gian, vươn ra trước thành 9 đầu hồi, tượng trưng cho hình ảnh nhân dân đồng bằng sông Cửu Long chở che, ôm ấp phần mộ. Trên mộ có một đỉnh
trầm bằng đá Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng). Đặc biệt, tại đây có cây khế gần 300 tuổi và cây sộp hơn 300 tuổi ở 2 bên Lăng mộ. Phía trước là hồ sen
hình ngôi sao năm cánh, giữa hồ có đài sen trắng cách điệu cao 6,5 m, tượng
trưng cho cuộc đời thanh bạch của Cụ Phó bảng.
Khu di
tích còn có khu Đền thờ và tượng Cụ Sinh Sắc (tượng ngoài trời); Nhà trưng bày giới thiệu về
cuộc đời của Cụ; Nhà sàn Bác Hồ bên ao
cá phục dựng theo nguyên mẫu ở Hà Nội; Một phần của làng Hòa An xưa, phục
dựng theo tỉ lệ 1/1, v.v...
Khu di tích là niềm tự hào của nhân dân Đồng Tháp. Hàng năm, tại
đây, vào ngày 27 tháng 10 (âm lịch), Lễ giỗ Cụ được tổ chức rất trang
nghiêm và ấm áp.
Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016
Hoa may
Cái hồi mười bảy, mười ba
Cái hồi đã biết la cà bờ đê
Hoa may dệt kín lối về
Dệt hồn ta tím một miền tuổi thơ
Để rồi cứ mãi niềm mơ
Triền đê thơm ngát một bờ cỏ may
Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016
Ao Bà Om.
Ao bây giờ, Ảnh của VA
(Ao ngày trước, ảnh st)
Ao Bà Om
Đến Trà Vinh, ngoài
những ngôi chùa Kh'mer cổ kính dưới bóng những hàng sao, dầu cổ thụ, du khách không
thể không đến Ao Bà Om, một di tích lịch sử, văn hóa mang nhiều huyền thoại của
thời cha ông khai phá, gầy dựng đất phương Nam.
Ao Bà Om cách thị xã Trà Vinh khoảng 5km về phía Tây Nam, trên địa bàn khóm 4, phường 8, thị xã Trà Vinh (trước đây là ấp Tà Cụ, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành). Ao rộng 100.000m2, trong đó mặt ao gần 43.000m2. Ao còn được gọi là ao Vuông vì nó có hình vuông. Xung quanh ao là những gò cát chông chênh với gần 500 gốc sao, dầu hàng trăm năm tuổi, có rễ trồi lên mặt đất thành những hình thù kỳ vĩ, đẹp mắt. Ao Bà Om đã là niềm tự hào của người dân Trà Vinh.
Ao Bà Om cách thị xã Trà Vinh khoảng 5km về phía Tây Nam, trên địa bàn khóm 4, phường 8, thị xã Trà Vinh (trước đây là ấp Tà Cụ, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành). Ao rộng 100.000m2, trong đó mặt ao gần 43.000m2. Ao còn được gọi là ao Vuông vì nó có hình vuông. Xung quanh ao là những gò cát chông chênh với gần 500 gốc sao, dầu hàng trăm năm tuổi, có rễ trồi lên mặt đất thành những hình thù kỳ vĩ, đẹp mắt. Ao Bà Om đã là niềm tự hào của người dân Trà Vinh.
Ao
Bà Om có những câu chuyện kể mang nhiều chi tiết siêu nhiên nhưng cũng rất gần
gũi với người dân ĐBSCL, đặc biệt là với người Khmer ở vùng đất này.
Một trong những truyện dân gian kể rằng: ngày trước, vùng đất Trà Vinh hằng năm cứ đến mùa hạn thì nước ngọt rất khan hiếm. Ruộng rẫy khô cằn, cây cỏ vàng úa. Đời sống bà con vùng đất này lầm than khôn cùng. Một ông hoàng trấn nhậm trong vùng bèn quy tụ bà con lại để đào ao giữ nước ngọt. Cùng lúc đó, trong vùng xảy ra một vụ “tranh chấp” khó giải quyết: đàn ông và đàn bà, ai phải đi cưới ai? Ai phải chịu mọi phí tổn trong lễ cưới? Ông hoàng nhân dịp này chia ra hai bên nam nữ tổ chức một cuộc thi đào ao trong 1 đêm. Ao bên nào đào sâu hơn, lớn hơn và xong trước thì sẽ thắng cuộc, bên thua sẽ phải đi cưới. Trời vừa tắt nắng, hai bên chia nhau đào ao. Bên nam thì đào ao tròn ở phía Tây còn bên nữ đào ao vuông ở phía Đông. Bên nữ do bà Om chỉ huy, thấy không thể kình được sức đàn ông nên bên nữ dùng “kế”: Họ vừa đào vừa ca múa để các chàng bỏ việc mà chạy sang rình xem. Nửa đêm, bà Om cho chặt một cây tre thật dài, treo ngọn đèn lồng rồi đem cắm ở hướng Đông. Theo giao hẹn là khi sao Mai mọc là phải ngừng công việc, khi bên nam thấy ngọn đèn tưởng là sao Mai nên họ rủ nhau về nghỉ. Trong lúc đó bên nữ đào đến sáng và xong việc trước. Bên nam thua cuộc trong sự “tâm phục, khẩu phục”. Để nhớ ơn người phụ nữ mưu trí, người ta lấy tên bà đặt tên ao, từ đó ao phụ nữ đào được gọi là ao Bà Om. Sự tích này cũng đã được ghi lại trong “Nam Kì cố sự” của Nguyễn Hữu Hiếu sưu tầm, biên soạn, NXB Đồng Tháp, 1999.
Một trong những truyện dân gian kể rằng: ngày trước, vùng đất Trà Vinh hằng năm cứ đến mùa hạn thì nước ngọt rất khan hiếm. Ruộng rẫy khô cằn, cây cỏ vàng úa. Đời sống bà con vùng đất này lầm than khôn cùng. Một ông hoàng trấn nhậm trong vùng bèn quy tụ bà con lại để đào ao giữ nước ngọt. Cùng lúc đó, trong vùng xảy ra một vụ “tranh chấp” khó giải quyết: đàn ông và đàn bà, ai phải đi cưới ai? Ai phải chịu mọi phí tổn trong lễ cưới? Ông hoàng nhân dịp này chia ra hai bên nam nữ tổ chức một cuộc thi đào ao trong 1 đêm. Ao bên nào đào sâu hơn, lớn hơn và xong trước thì sẽ thắng cuộc, bên thua sẽ phải đi cưới. Trời vừa tắt nắng, hai bên chia nhau đào ao. Bên nam thì đào ao tròn ở phía Tây còn bên nữ đào ao vuông ở phía Đông. Bên nữ do bà Om chỉ huy, thấy không thể kình được sức đàn ông nên bên nữ dùng “kế”: Họ vừa đào vừa ca múa để các chàng bỏ việc mà chạy sang rình xem. Nửa đêm, bà Om cho chặt một cây tre thật dài, treo ngọn đèn lồng rồi đem cắm ở hướng Đông. Theo giao hẹn là khi sao Mai mọc là phải ngừng công việc, khi bên nam thấy ngọn đèn tưởng là sao Mai nên họ rủ nhau về nghỉ. Trong lúc đó bên nữ đào đến sáng và xong việc trước. Bên nam thua cuộc trong sự “tâm phục, khẩu phục”. Để nhớ ơn người phụ nữ mưu trí, người ta lấy tên bà đặt tên ao, từ đó ao phụ nữ đào được gọi là ao Bà Om. Sự tích này cũng đã được ghi lại trong “Nam Kì cố sự” của Nguyễn Hữu Hiếu sưu tầm, biên soạn, NXB Đồng Tháp, 1999.
Nhân
vật Bà Om được tôn vinh là một người phụ nữ mưu trí, tài năng và bản lĩnh. Câu chuyện cũng thể hiện rất rõ phong tục
Mẫu hệ của người Kh’mer.
Tuy nhiên, thật đáng buồn, năm nay hạn hạn
nghiêm trọng nên Ao Bà Om cạn khô không có nước!
Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016
56 cái ngày sinh!
Vậy là nó đã làm "Các Cụ hưu" được 1 năm. Thế mà trước ngày tròn đầy năm, nó lại được Trường cho đi du ngoạn an dưỡng già một vòng 8 ngày dọc các tỉnh Nam bộ: Trà Vinh - Sóc Trăng - Kiên Giang- Cà Mau - Châu Đốc - Đồng Tháp rồi về Ninh Thuận. Chuyến đi thật vui và ý nghĩa, vừa là những nơi nó chưa từng đến vừa là cuộc hành trình của những anh chị em đã gắn bó với nhau 33 năm. Vì vậy mà chuyện vui như pháo nổ, đôi khi có chút ngậm ngùi khi nhớ về kỷ niệm!
Chuyến đi như bao chuyến đi nhưng lại đầy ắp tình bạn, ấm áp tình người!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)