Tết
Hàn Thực, cúng thế nào cho đúng?
Bởi Theo Kiến
thức | Webphunu.net – 5 giờ trước
Tết Hàn Thực ở Việt
Nam khác gì ở Trung Quốc?
Tết Hàn Thực diễn
ra vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm. Người Việt Nam thường gọi ngày lễ
đặc biệt này với cái tên thật dân giã là Tết bánh trôi, bánh chay. Theo âm Hán
– Việt, “hàn” là lạnh, “thực” là ăn, vậy Tết Hàn Thực là tết ăn đồ nguội, lạnh.
Bánh trôi, bánh chay.
Được biết, Tết Hàn Thực xuất phát từ tích truyện đầy
cảm động thời Xuân Thu Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Theo Đông Chu Liệt Quốc, Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn
Công nước Tấn, tức thái tử Trùng Nhĩ lúc đó vì gặp loạn phải bỏ nước lưu vong,
nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử
Thôi, theo Trùng Nhĩ giúp đỡ mưu kế.
Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử
Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi của mình nấu lên dâng thái tử. Trùng Nhĩ
ăn xong hỏi ra mới biết, nên vô cùng cảm kích.. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn
Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy
hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn,
phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại
quên mất công lao của Giới Tử Thôi.
Không oán giận gì, Giới Tử Thôi nghĩ là nghĩa vụ của
kẻ bề tôi nên lẳng lặng trở về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Về sau, vào
một ngày tháng ba, Tấn Văn Công nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi
không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn
thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục
cả hai mẹ con đều chết cháy.
Nhà vua thương xót, lập miếu thờ Tử Thôi trên núi và
đổi tên núi này là Giới Sơn, rồi hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba
ngày (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 âm lịch), chỉ ăn đồ ăn nguội
đã nấu sẵn để tưởng nhớ. Tên gọi Tết Hàn Thực ra đời cũng vì lẽ ấy… Hằng năm,
người Trung Quốc tổ chức ngày lễ này nhằm tưởng nhớ vị hiền sĩ Giới Tử Thôi.
Tại Việt Nam, Tết Hàn Thực cũng diễn ra vào ngày mồng
3 tháng 3 âm lịch, nhưng mục đích của ngày lễ này không phải để tưởng nhớ Giới
Tử Thôi và cũng không kiêng đốt lửa.
Trong Tết Hàn Thực, nhà nhà làm bánh trôi, bánh chay
để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng. Thay vì tên gọi
chính thức, 3/3 âm lịch thường được người Việt gọi dân giã là Tết bánh trôi –
bánh chay. Ngày Tết này hiện vẫn duy trì phổ biến ở miền Bắc Việt Nam,
đặc biệt là các tỉnh xung quanh Hà Nội.
Ngoài ra, chiếc bánh trôi làm từ bột gạo nếp thơm ngon
còn được dâng cúng trong lễ Hai Bà Trưng ngày 6/3 tại làng Hát Môn (Phúc Thọ -
Hà Tây), ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 và hội Phủ Giầy tháng 3 lễ Mẫu.
Do đó, Tết Hàn Thực của Việt Nam mang ý
nghĩa dân tộc sâu sắc và có những nét khác biệt cơ bản với ngày lễ này tại
Trung Quốc. Nhiều sự tích cũng cho rằng, nguồn gốc của bánh trôi, bánh chay có
từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích “bọc trăm
trứng” của Âu Cơ.
Tết Hàn Thực, khấn thế nào cho đúng?
Hằng năm, cứ tới 3/3 âm lịch, nhà nhà lại chuẩn bị mâm
lễ để cúng Tết Hàn Thực. Lễ cúng gồm: Hương, hoa, trầu cau và 5 (hoặc 3 bát)
bánh trôi, 5 (hoặc 3 bát) bánh chay dâng lên bàn thờ.
Theo sách Văn khấn nôm truyền thống của NXB Thanh Hóa,
khi cúng tổ tiên trong ngày Tết Hàn Thực (3/3 âm lịch), chúng ta phải khấn thần
ngoại trước, thần nội sau theo nghi thức dưới đây:
Na mô A Di Đà Phật!
(3 lần)
Kính lạy: - Hoàng
thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Ngài Bản cảnh
Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn
thần.
- Tổ tiên, Hiển
khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ
tỷ).
Hôm nay là
ngày…
Gặp tiết Hàn Thực,
tín chủ con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ,
mỗi niệm không quên. Do đó chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần
thiết trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính
mời:
Ngài Bản cảnh Thành
hoàng Chư vị Đại Vương.
Ngài Bản xứ thần
linh Thổ địa.
Ngài Bản gia Táo
quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.
Cúi xin giáng lâm
trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời
các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại trong họ, cúi xin
thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giáng tâm thành thụ hưởng lễ
vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, tiền chủ,
hậu chủ ở trong nhà này, đất này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho
chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào
xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo